Chữa sâu răng khi đang cho con bú.

Với phụ nữ mang thai và đang cho con bú điều tối kỵ là không được đưa hóa chất vào cơ thể. Trong nha khoa, hóa chất điển hình là thuốc gây tê, thuốc giảm đau. Vì thế, nếu sâu răng khi đang cho con bú bạn hãy đến bác sĩ nha khoa để khám và nghe tư vấn, không tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau tại nhà.

Sâu răng trước hết gây ra những cơn đau nhức khó chịu, nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.. điều này không những gây nguy cơ mất răng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Sâu răng khi đang cho con bú cũng vậy, không những gây hại cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến bé qua sữa mẹ. Vì vậy, trám răng sẽ là cách tốt nhất bạn nên làm để chữa sâu răng và chấm dứt những cơn đau đang hành hạ.

Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, sau khi nạo sạch vết sâu bác sĩ sẽ thực hiện trám bít lỗ sâu răng bằng vật liệu nhân tạo, vật liệu này được chứng nhận là hoàn toàn lành tính với cơ thể, không kích ứng, dị ứng, không sử dụng hóa chất. Vì thế bạn có thể yên tâm lựa chọn để chữa sâu răng khi đang cho con bú.

tram-rang-sau-khi-cho-con-bu

Các bác sĩ cũng xin lưu ý bạn nên đến khám bác sĩ nha khoa sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh bệnh lý biến chứng thành viêm tủy răng, áp xe xương ổ răng, viêm chóp răng… khi này việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều, trám đơn giản sẽ không phải là cách khắc phục hiệu quả nữa.

Nhược điểm của trám răng thường là không bền, chỉ duy trì được sau 2-3 năm sẽ có nguy cơ bị bong bật trong khi ăn nhai và miếng trám có hiện tượng đổi màu. Ngoài ra, nếu tay nghề bác sĩ yếu kém, miếng trám có thể bị vênh lệch, vật liệu trám bị co lại gây hiện tượng xoang rỗng sau khi trám.

Vì vậy, bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín có công nghệ trám răng hiện đại để trám răng sâu khi đang cho con bú, hạn chế biến chứng xảy ra đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Công nghệ trám răng Laser theo tiêu chuẩn Pháp sẽ là lựa chọn đúng đắn cho bạn. Hiệu quả trám răng lâu dài duy trì trên 5 năm mà không bị cong vênh, bong bật khi có lực tác động.

Quá trình hóa cứng vật liệu chỉ mất vài giây mà không làm thay đổi thể tích của vật liệu trám. Nhờ thế khắc phục hoàn toàn nhược điểm xoang rỗng, không gây ê buốt răng.

Tuy nhiên, trường hợp răng bị sâu răng nặng, cần phải điều trị bằng phương pháp chữa tủy, nạo túi nha chu, nhổ răng, tiểu phẩu, bác sĩ sẽ phải chích thuốc tê trước khi điều trị và có thể phải uống thuốc theo toa sau đó, các bà mẹ cần đợi đến hết thời gian cho con bú. Khi đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp cho mẹ, không làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Để phòng ngừa và chữa sâu răng khi cho con bú bạn nên lưu ý những điều sau:

ve-sinh-rang-nieng-khi-cho-con-bu

–     Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng thật kỹ trước và sau khi ăn. Dùng bàn chải mềm, đánh răng theo chiều dọc của răng. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần để đảm bảo an toàn và vệ sinh.

–     Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ chân răng và những nơi bàn chải không làm sạch được.

–     Súc miệng bằng nước muối ấm để tiêu diệt vi khuẩn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hoặc dùng muối ăn pha loãng, ấm để súc miệng và giữ khoảng 5-10 phút để tính năng của muối kịp phát huy tác dụng

–     Khi dùng thuốc phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.

–     Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.

1
Tư vấn trực tuyến
Đăng Ký