Nguyên Nhân Răng Hô Và Cách Phòng Ngừa Từ Nhỏ.

Răng hô là một sai hình thường gặp. Răng hô không những gây ra mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của hệ thống nhai.

Răng hô có thể mang tính di truyền (như bố mẹ, ông bà…bị hô) hay mắc phải trong quá trình hình thành cung răng và tăng trưởng sọ mặt (sự tăng trưởng và phát triển bất hài hòa giữa các cấu trúc này do những thói quen xấu như mút tay, thở miệng, . . . ).

Bạn cần đặc biệt lưu ý ở những trẻ nhỏ đang độ tuổi tăng trưởng mắc phải những rối loạn chức năng nhai nuốt hay thói quen có hại như: Tật đẩy lưỡi, bặm môi, mút ngón tay, cắn móng tay . . . là những tác nhân gây răng hô khó điều trị mà việc đầu tiên là phải loại bỏ những thói quen xấu này.

Răng hô được phân thành nhiều loại và mỗi loại có kỹ thuật điều trị riêng. Có những trường hợp cần can thiệp điều trị sớm (7 tuổi), nhưng có trường hợp phải đợi đến độ tuổi dậy thì hoặc trễ hơn mới can thiệp điều trị. Do đó, điều quan trọng là bạn cần cho trẻ đi khám răng định kì ít nhất 1 lần/ năm để Bác sĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời

“Chúng tôi thường gặp tâm lý chung của các bậc Phụ huynh là đợi răng vĩnh viễn của trẻ mọc đầy đủ rồi mới đưa đi khám và điều trị – điều này làm mất đi của trẻ nhiều cơ hội tuyệt vời để điều chỉnh những lệch lạc răng này.”

Bác sĩ Nguyễn Hà Tiền Dũng

1 số case lâm sàng đã đang điều trị tại nha khoa Đức Hạnh

  Khách hàng 1: 25 tuổi , răng hô và cắn sâu

 Trước điều trị: tháng 5/2012

   Đang điều trị:

    Kết thúc điều trị: tháng 4/2014

 * Lưu ý: Hiệu quả thẩm mỹ có thể khác nhau tùy theo tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng.

Khách hàng 2: 13 tuổi, răng hô, răng chen chúc và cắn sâu

  Trước điều trị: 8/2011

     

  Kết thúc điều trị: 1/2014

     

 Lưu ý: Hiệu quả thẩm mỹ có thể khác nhau tùy theo tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng.

Khách hàng 3:

Trước điều trị: 5/2013

Đang điều trị:

 * Lưu ý: Hiệu quả thẩm mỹ có thể khác nhau tùy theo tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng.

1
Tư vấn trực tuyến
Đăng Ký